Thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát hiện nay

Hiện nay, các dòng gạch nhập khẩu dần được ưa chuộng và là sự lựa chọn hàng đầu của các công trình kiến trúc, nhà ở,… .Các loại gạch này thường có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về độ bền và thẩm mỹ. Ngoài ra còn giúp giảm thiểu tối đa mọi hạn chế của gạch trong nước. Gạch nhập khẩu hiện nay chủ yếu bao gồm các loại gạch ốp lát từ các nước như Tây Ban Nha, Ý, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,… 

Việc nhập khẩu gạch yêu cầu phải tuân thủ các thủ tục hải quan, kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy theo quy định của Việt Nam để đảm bảo an toàn và chất lượng khi sử dụng.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát hiện nay ở Việt Nam dưới bài viết này.

Mã HS Code

Ở Việt Nam, gạch ốp lát thường có các mã HS thuộc nhóm 6907 hoặc 6908. Việc xác định đúng mã HS là rất quan trọng để xác định thuế nhập khẩu và các quy định đi kèm.

Bảng mã HS code cho các loại gạch kèm thuế
Bảng mã HS code cho các loại gạch kèm thuế

Xem thêm: Chi tiết cách phân biệt gạch Tây Ban Nha và gạch Ấn Độ

Chính sách nhập khẩu

Cần kiểm tra xem sản phẩm gạch ốp lát có thuộc diện hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, giấy phép đặc biệt hoặc phải qua kiểm định trước khi được nhập khẩu hay không.

Các văn bản pháp luật liên quan đến quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát:

Thuế và chi phí:

  • Thuế nhập khẩu: Dựa trên mã HS và xuất xứ của sản phẩm, các loại gạch khác nhau có thể áp dụng các mức thuế khác nhau. (Dựa vào bảng trên)
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): Mới đây, nhà nước đã giảm thuế giá trị gia tăng xuống 8% từ 1/7-31/12/2024
  • Thuế NK ưu đãi và thuế NK thông thường: Là hai loại thuế suất được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, dựa trên các hiệp định thương mại hoặc quy định của Chính phủ. 

Dán nhãn hàng hóa

Dán nhãn hàng hóa là một bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu gạch ốp lát, giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng các quy định pháp luật của Việt Nam và cung cấp thông tin rõ ràng cho người tiêu dùng. 

Theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu bắt buộc phải dán nhãn trước khi đưa vào lưu thông trên thị trường. Dưới đây là các yêu cầu về dán nhãn hàng hóa cho gạch ốp lát nhập khẩu:

1. Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa của gạch ốp lát phải chứa các thông tin tối thiểu sau, bằng tiếng Việt (có thể đi kèm các ngôn ngữ khác):

  • Thông tin về người xuất khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
  • Thông tin về người nhập khẩu (bao gồm địa chỉ và tên công ty).
  • Tên và mô tả chi tiết về sản phẩm.
  • Xuất xứ của sản phẩm.

2. Vị trí dán nhãn

  • Nhãn phải được dán ở vị trí dễ quan sát, dễ đọc, không bị mờ hoặc che khuất bởi các bộ phận khác của sản phẩm. Đối với gạch ốp lát, nhãn thường được dán trên bao bì sản phẩm hoặc trên các thùng, kiện chứa hàng.
  • Trường hợp hàng hóa có nhiều đơn vị đóng gói, cần đảm bảo mỗi đơn vị đóng gói đều có nhãn đầy đủ.

Chứng từ cần chuẩn bị:

Theo như các quy định về thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát, khi làm giấy chứng nhận hợp quy cho hàng hóa thì bạn sẽ cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: (theo Thông tư 38/2015/TT-BTC; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC)

  1. Tờ khai hải quan.
  2. Hợp đồng thương mại (Sale contract).
  3. Danh sách đóng gói (Packing list).
  4. Hóa đơn thương mại (Commercial invoice).
  5. Vận đơn (Bill of lading).
  6. Chứng nhận xuất xứ (nếu có).
  7. Kết quả chứng nhận hợp quy
  8. Catalog (nếu có), và bất kỳ tài liệu khác nào mà cơ quan hải quan yêu cầu.

Khi gạch ốp lát nhập khẩu về tới cảng, doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị giấy hợp quy và công văn xin đưa hàng về kho bảo quản, kết hợp với lấy mẫu thử nghiệm. Thời gian trả kết quả sẽ khoảng 3 ngày và doanh nghiệp sẽ làm thông quan cho lô hàng.

Kiểm tra chất lượng:

Gạch ốp lát có thể thuộc danh mục sản phẩm phải kiểm tra chất lượng trước khi thông quan, do đó cần nộp mẫu sản phẩm để kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy có ký đóng dấu,rồi nộp cho Sở Xây dựng tại nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (theo mẫu do Sở Xây dựng cung cấp)
  • Bộ chứng từ nhập khẩu ( Hợp đồng, Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O, Chứng chỉ ISO nhà máy sx)

Khi đã nộp hồ sơ đầy đủ, thường thì sau 1-2 ngày, Sở Xây dựng sẽ được cấp số đăng ký, và đóng dấu đỏ cùng chữ ký lãnh đạo Sở.

Đăng ký kiểm tra nhà nước

Cần tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu tại các cơ quan chuyên môn như Bộ Xây dựng.

1. Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

  • Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần nộp hồ sơ đến cơ quan kiểm tra chất lượng được chỉ định. Đối với gạch ốp lát, cơ quan quản lý thường là Bộ Xây dựng hoặc các đơn vị được Bộ Xây dựng chỉ định.
  • Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan kiểm định hoặc qua hình thức trực tuyến nếu cơ quan đó cung cấp dịch vụ nộp hồ sơ online.

2. Kiểm tra và đánh giá chất lượng

Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước sẽ tiến hành các bước sau:

  • Xác nhận hồ sơ đăng ký: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc có sai sót, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa.
  • Kiểm tra chất lượng hàng hóa thực tế: Cơ quan kiểm tra có thể yêu cầu lấy mẫu sản phẩm để thực hiện các thử nghiệm về chất lượng, độ bền, kích thước, độ hút nước và các tiêu chuẩn khác theo QCVN 16:2019/BXD.
    • Lấy mẫu hàng hóa: Mẫu hàng hóa được lấy từ lô hàng nhập khẩu để kiểm nghiệm, và việc kiểm nghiệm sẽ được thực hiện tại các phòng thí nghiệm hoặc trung tâm đánh giá chất lượng được chỉ định.
  • Kết quả kiểm tra: Sau khi hoàn thành các kiểm tra, cơ quan sẽ cung cấp Kết quả kiểm tra chất lượng (nếu hàng hóa đạt tiêu chuẩn).

3. Cấp giấy chứng nhận chất lượng

  • Nếu sản phẩm gạch ốp lát đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, cơ quan sẽ cấp Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
  • Nếu sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, lô hàng có thể bị yêu cầu tái xuất hoặc xử lý theo quy định pháp luật.

Thủ tục hải quan

Sau khi chuẩn bị đầy đủ chứng từ, người bán phải tiến hành khai báo hải quan và nộp thuế nhập khẩu.

Các lưu ý khi làm thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát

  • Thuế nhập khẩu là một trong những nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp cần hoàn thành khi tiến hành thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát vào Việt Nam
  • Không phải tất cả các loại gạch men không phải kiểm tra chất lượng (Những mã HS gạch men, gạch ốp lát phải kiểm tra chất lượng gồm: 6907.21.91; 6907.21.93; 6907.22.91; 6907.22.93; 6907.23.91; 6907.23.93);
  • Việc dán nhãn đúng quy định là bắt buộc để tránh bị phạt.
  • Xác định chính xác mã HS của từng loại gạch để không bị phát sinh thuế nhập khẩu hay nộp thiếu thuế nhập khẩu. Chọn sai mã, bạn có thể phải nộp thêm thuế hoặc bị phạt hành chính.
  • Nếu không được hưởng mức thuế suất thấp từ chứng nhận này, bạn có thể không cần thiết phải xin cấp Form E. 
  • Doanh nghiệp cần chú ý rằng nếu nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho hải quan trễ hơn 30 ngày kể từ ngày mở tờ khai, sẽ bị phạt hành chính và không được mang hàng về kho bảo quản trong vòng 6 tháng. 

Lời kết

Việc nắm vững thủ tục nhập khẩu gạch ốp lát sẽ giúp quá trình nhập khẩu gạch ốp lát của các doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ, tuân thủ quy định pháp luật và tránh các chi phí phát sinh không đáng có.

 

Liên hệ Thăng Long Stone để được tư vấn thêm

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trụ sở chính: Số nhà 276 đường 30/6 phố Phúc Trì, phường Nam Thành, TP Ninh Bình.

Văn phòng đại diện 1: Số 158 Xuân Thành, Tân Thành, Tp Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình

Văn phòng đại diện 2: Số 105 Vinhomes Ocean Park Gia Lâm Hà Nội.

Văn phòng đại diện 3: Số 205 đường số 1 Phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM.

Hotline: 094.286.1881

Bài viết liên quan
Đặt hàng
0942.861.881
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon